Gạch bê tông khí chưng áp (AAC)
Nội dung
I. Gạch bê tông khí chưng áp là gì?
Gạch bê tông khí chưng áp còn gọi là gạch AAC (viết tắt của ba từ tiếng Anh là “Aerated Autoclaved Concrete”) là một loại gạch siêu nhẹ, kết cấu bê tông với đa số bọt khí nhỏ.
Được phát minh bởi nhà thiết kế người Thụy Điển vào năm 1924, AAC được sử dụng ở Châu Âu hơn 80 năm, được bắt đầu sử dụng ở vùng Viễn Đông và Trung Đông từ cách đây hơn 40 năm, được sử dụng ở Châu Úc và Châu Mỹ cách đây hơn 20 năm. Tại Mỹ bắt đầu sử dụng AAC từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Indonexia, Malaysia đều đã sử dụng gạch AAC từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Tại Việt Nam đã nhập khẩu sử dụng bắt đầu từ năm 2008 đến nay. Đây là loại gạch được làm từ cát, vôi, thạch cao, xi măng, bột nhôm và được sản xuất bằng công nghệ khí chưng áp không ô nhiễm, thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe con người. Sản phẩm có thể tái chế để tái sử dụng.
II. Ưu và nhược điểm gạch khí chưng áp AAC:
1. Ưu điểm:
• Trọng lượng của gạch khá nhẹ: Tỷ trọng từ 350 – 850kg/m3, tương đương ½ gạch đặc, 2/3 gạch rỗng, 1/5 gạch bê tông thông thường. với ưu điểm này, gạch bê tông khí chưng áp sẽ giúp giảm tải trọng cho tòa nhà, giảm kết cấu móng dầm cột, từ đó cắt giảm được chi phí xây thô cho công trình đáng kể.
• Thi công nhanh: Do kích thước lớn nên khi xây nhà bằng gạch bê tông khí chưng áp sẽ giúp giảm số lần bưng bê, đặt căn chỉnh gạch
• Có tính cách nhiệt, bảo ôn: Hệ số dẫn nhiệt của gạch khoảng 0,11 – 0,22W/mok, giúp giảm đến 40% chi phí tiền điện so với sử dụng các loại gạch khác.
• Khả năng chống cháy: Gạch bê tông khí chưng áp là vật liệu vô cơ nên không bắt cháy, kết cấu nhiều lỗ khí nhỏ không dẫn nhiệt, do đó giúp chống cháy tốt, đạt tiêu chuẩn cấp I theo tiêu chuẩn quốc gia.
• Tính năng cách âm: Do gạch bê tông khí chưng áp có nhiều lỗ khí thông thoáng, lượng lỗ khí được phân bố đều đặn với mật độ cao nên khả năng cách âm rất tốt.
• Khả năng chịu chấn động tốt: Do gạch có trọng lượng thấp nên trọng lực đặt lên mặt đất cũng thấp, cộng với kết cấu xốp nên khả năng hấp thụ xung lực rất tốt, khả năng chịu động đất tốt hơn hẳn so với những loại gạch thông thường.
• Thân thiện với môi trường: Gạch bê tông khí chưng áp được sản xuất bằng phương pháp chưng đổ rót chưng áp nên không gây ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường. Sử dụng khoáng sản có sẵn như vôi, cắt….nên không ảnh hưởng đến việc khai thác đất nông nghiệp như sản xuât gạch đỏ nung.
• Công trình thi công gọn gàng và sạch sẽ.
2. Nhược điểm:
• Tường xây dễ bị răng nứt do không sử dụng vữa chuyên dụng hoặc thi công không đúng kỹ thuật.
III. Quy trình thi công gạch khí chưng áp AAC:
• Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công:
• Bước 2: Trộn vữa bằng cánh khuấy:
Khi dùng gạch nhẹ với sai lệch kích thước giữa các viên nhỏ (cắt viên bằng máy) thì dùng vữa xây mạch mỏng hiệu quả hơn về tốc độ xây và chất lượng tường xây.
Trộn vữa theo trình tự sau:
– Đổ nước vào thùng trộn (tốt nhất dùng thùng nhựa). Lượng nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc ghi trên vỏ bao vữa;
– Dùng máy khuấy chuyên dụng hoặc máy khoan cầm tay kẹp cánh khuấy, vừa khuấy vừa từ từ đổ vữa khô vào thùng trộn;
– Khuấy trộn liên tục cho đến khi hỗn hợp vữa dẻo đều (nhìn thấy đều màu, không còn bột vữa khô, không còn vón cục;
– Sau 10 đến 15 phút khuấy thêm một lần. Trong quá trình xây, để vữa dẻo đều có thể khuấy trộn lại;
Vữa khô chưa dùng tới đươc bảo quản trong bao kín như bảo quản xi măng bao.
• Bước 3: Tiến hành xây:
Xây hàng đầu tiên đặc biệt quan trọng. Hàng đầu tiên nếu được xây với độ thẳng và độ ngang bằng càng chính xác thì càng dễ xây các hàng tiếp theo. Xây hàng đầu tiên theo trình tự sau:
• Vệ sinh và làm ẩm bề mặt phần nền sẽ xây tường;
• Bắt mốc lấy phẳng mạch vữa đầu tiên;
• Căng dây lấy thẳng hàng xây đầu tiên;
• Rải đều vữa theo mốc đã bắt. Nếu nền không phẳng thì có thể dùng vữa xi măng cát (mác tương đương) cán tạo phẳng mạch vữa đầu tiên.
• Đặt block đầu tiên, dùng búa cao su cân chỉnh block xuống mạch vữa phía dưới và ép block vào mặt bên dưới đồng thời chỉnh block thẳng theo dây căng.
• Xây block kế tiếp: dùng bay răng cưa phủ đều vữa lên mặt cạnh của block đã xây; dùng búa cao su ép block xuống mạch vữa phía dưới và vào mặt đã phết vữa của block xây trước, đồng thời chỉnh thẳng block theo dây căng. Dùng ni vô và búa cao su kiểm tra và căn chỉnh độ ngang bằng của block mới xây. Nếu không bằng thì có thể sử dụng bàn chà răng cưa để căng chỉnh độ phẳng.
• Tiếp tục như vậy đến viên cuối hàng, đo khoảng cách còn lại nếu không vừa cả viên thì dùng cưa tay chuyên dụng đo và cắt với kích thước yêu cầu.
• Phủ vữa kín hai mặt cạnh của block cuối cùng, đặt và chỉnh ngang bằng block này như các block trước
• Dùng chổi, bàn chải vệ sinh sạch bụi bám trên bề mặt hàng block đã được chà phẳng và chuẩn bị xây hàng tiếp theo.
• Bước 4: Dùng thước và Búa cao su để hiệu chỉnh:
Dùng thước kiểm tra độ ngang bằng của block đã xây, dùng búa cao su chỉnh bằng nếu block bị nghiêng.
• Bước 5: Lưới thủy tinh:
Việc đặt lưới thủy tinh vô cùng quang trọng trong việc xây bằng gạch AAC, vì lưới thủy tinh giúp tang khả năng liên kết và giúp cường độ chịu lực của gạch tăng lên và giảm nứt tại các vị trí liên kết yếu.
• Bước 6: Liên kết Bass neo:
Bass neo được thiết kế dùng để thay thế cho sắt râu, làm công tác thi công, nhanh và thuận tiện hơn. Do độ dày của Bass neo mỏng (1mm) nên có thể dễ dàng nằm chìm trong mạch vữa mỏng của gạch AAC, thay vì dùng sắt râu phải tốn thêm 1 công đoạng nữa là cạo rãnh trên bề mặt gạch.
• Bước 7: Cắt gạch tại vị trí cần thiết :
Dùng ke vuông và cưa chuyên dụng để cưa thẳng cắt viên gạch theo tính toán.
• Bước 8: Thi công đường dây, đường ống:
• Bước 9: Tô tường bằng vữa chuyên dụng:
Chuẩn bị Glue face: Phun Glue face lên tường để tạo kết dính giữa vữa và gạch AAC. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình tô vữa. Vì nếu không dùng Glueface thì vữa tô lên sẽ không được bám chặt vào tường và sẽ nhanh rơi ra ngoài. Còn nếu dùng vữa chuyên dụng thì giá thành sẽ rất cao.
• Tô tường
IV. Các lưu ý trong quá trình thi công:
1. Lựa chọn vữa xây gạch AAC:
– Đối với vữa chuyên dụng: Pha đúng theo tỷ lệ cấp phối của nhà sản xuất.
2. Đổ đà, giằng, cột bê tông phụ:
Đối với gạch siêu nhẹ AAC: Chúng tôi khuyến nghị áp dụng đà, giằng, cột phụ theo như thông số dưới đây. Nên sử dụng thép Ø10-12 mm cho kết cấu giằng, cột.
3. Liên kết giữa tường gạch AAC và cột, dầm, trần bê tông:
• Vị trí liên kết giữa tường gạch AAC và cột bê tông:
Sử dụng bát neo hoặc cấy râu thép để liên kết, thép râu nên sử dụng thép có gỡ từ Ø 8-10 mm. Bước neo giữa các râu thép @60 mm.
• Liên kết giữa tường và đà lanh tô:
Có thể sử dụng lanh tô bằng bê tông nhẹ AAC, hoặc đổ trực tiếp bằng bê tông lên tường sau khi lắp cốp pha.
• Sử dụng lưới thép mắt cáo tại các liên kết giữa tường gạch AAC và cột, dầm, trần bê tông:
Việc sử dụng lưới thép này Nhà thầu hoàn toàn thi công tương tự cho tường gạch đỏ thông thường.
4. Thi công hệ thống MEP âm tường:
Để cắt rãnh thi công đường điện nước âm tường sử dụng máy cắt gạch tay. Sau khi tạo rãnh đảm bảo độ sâu cho đường ống, lắp đặt đường dây, ống nước. Sử dụng lưới thép mắt cáo để ghim lưới vào vị trí rãnh vừa tạo. Sau khi hoàn thiện lắp đường ống và lưới thép, tiếp tục cho công tác trát áo hoàn thiện bên ngoài.
5. Xây tô trát tường hoàn thiện:
• Lưu ý khi thi công gạch siêu nhẹ AAC, vữa trát áo hoàn thiện có thể sử dụng vữa chuyên dụng và vữa xi măng cát.
• Sử dụng vữa tô chuyên dụng nên tuân theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất. Trước khi trát cần thi công một lớp lót nước xi măng hoặc lớp lót vữa chuyên dụng để tăng khả năng bám dính.
• Đối với tường gạch bê tông nhẹ AAC, không nên tưới nước hoặc làm ẩm bề mặt trước khi trát. Việc này chỉ hay áp dụng đối với gạch đỏ thông thường.
• Đối với vữa trộn quá 2 giờ không nên sử dụng. Cách 30 phút nên trộn lại vữa nếu chưa sử dụng hết. Tường gạch siêu nhẹ AAC xây xong sau 24h có thể trát và sau 72 giờ có thể thi công bả.
Có thể sử dụng lưới thép để ghim lên tường trước khi trát để chống nứt
6. Thi công lắp đặt thiết bị lên tường:
Lưu ý khi thi công gạch siêu nhẹ AAC. Việc treo, lắp đặt thiết bị lên tường gạch bê tông nhẹ AAC không nên đóng đinh. Sử dụng vít nở thông dụng trên thị trường để khoan bắt vào tường.